Branding Vietnam to The World – Hành Trình Tiếp Thị Hình Ảnh Việt Nam

Branding Vietnam to The World
Thư ngài Hermawan Katajaya
Chủ tịch hiệp hội Marketing Thế Giới.
Đồng sáng lập Trung tâm Philip Kotler for Asean Marketing 
Sáng lập và Chủ tịch Markplus&Co

Bài phát biểu cho Lễ giới thiệu Hành Trình Tiếp Thị Hình Ảnh Việt Nam
Kính thưa các vị khách quý
Đại diện các cơ quan truyền thông, báo chí.
Thưa tất cả quý vị quan khách. Tôi muốn gửi lời cảm ơn và chúc mừng trân trọng nhất đến Báo Tuổi trẻ, VietnamMarcom, Future One, và Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khởi sướng Hành Trình Tiếp Thị Hình Ảnh Việt Nam. Có lẽ, một số bạn sẽ tự hỏi vì sao Việt Nam cần xây dựng thương hiệu. Với Tôi, Việt Nam sẽ phải đối diện với môi trường kinh doanh cạnh tranh quyết liệt hơn trong tương lai, Tôi có thể nhận thấy tiến trình gia nhập WTO đã trở thành một “hồi trống lệnh” đánh thức các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều Doanh Nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu để cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu. Để hỗ trợ cho các Doanh Nghiệp này, Việt Nam phải trở thành một thương hiệu chủ đạo ở tầm mức quốc gia, và nếu thương hiệu quốc gia trở nên hùng mạnh, thì mọi thương hiệu Việt sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn trên thị trường thế giới. Chính vì thế, Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam là điều tất yếu phải làm.

Trong xây dựng thương hiệu ở tầm mức quốc gia, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, mà trực tiếp là các nước khu vực ASEAN. ASEAN được xem như một thương hiệu thực thụ, các du khách thế giới đến Nam Á giờ đây thường tranh thủ ghé thăm Asean bởi sự cuốn hút của những giá trị hoan sơ và lịch sử, và một phần cộng đồng Asean cũng đã và đang nỗ lực không ngừng để phát triển khu vực này trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới đến năm 2010. Tuy nhiên, về bản chất các quốc gia ASEAN vẫn cạnh tranh nội bộ với nhau. Trong khu vực, chúng ta phải thừa nhận rằng Singapore đang có lợi thế về tiếp thị hình ảnh quốc gia, trong khi đó Malaysia và Thái Lan đang quyết liệt đuổi bám.
Singapore đã có chương trình xây dựng thương hiệu của mình qua 3 giai đọan. Đã từ lâu, đảo quốc này được biết đến là trung tâm thu hút tài năng và có nền giáo dục tiên tiến. Một “Châu Á chính hiệu”. Một vài năm gần đây, Singapore được biết đến như là một “Châu Á Mới”, một thành phố của tương lai kết hợp với bản sắc của truyền thống. Còn giờ đây, là “Độc đáo Singapore” bằng cách kết hợp được những gì ưu việt nhất của thế giới hiện đại cùng sự đa dạng của các nền văn hóa nhằm đem lại sự trãi nghiệm phong phú nhất
Maylaysia thì định vị mình là “Đích Thực Châu Á” bởi sự hoà quyện văn hóa của Ấn Độ, Mã Lai, Trung Quốc cùng các dân tộc Sabah và Sarawak. Thái Lan lại cho mình là “Hạnh Phúc Trần Gian” với những chiến dịch tiếp thị hiệu quả.Việt Nam cũng đang và sẽ đối mặt với những cạnh tranh đến từ các quốc gia Châu Á khác. Ấn Độ, Hongkong và Đài Loan là những điển hình hết sức năng động trong việc xây dựng hình ảnh của mình. “Ấn Độ kỳ ảo” biểu trưng cho dòng chảy liên tục của một nền văn minh lớn với các nền văn hoá phong phú của một đất nước có hơn một tỉ dân, cùng một nền dân chủ đa tôn giáo, ngôn ngữ và sắc tộc.

Hong Kong thì xác lập vị thế cho mình là “Thành Phố Thế giới của Châu Á” với chiến dịch quảng bá toàn cầu nhằm thể hiện mình là thành phố của những cơ hội, sáng tạo, nơi hội tụ của tinh thần doanh nghiệp. Ngoài ra Hongkong cũng xây dựng chương trình đặc biệt với chủ đề: “ Đầu tư vào Hong Kong” để thu hút đầu tư nước ngoài. Đài Loan thì sử dụng thông điệp “Lay Động Trái Tim Bạn” cho chương trình quảng bá du lịch… và thông điệp “Giá Trị Của Sáng Tạo Mới” cho hoạt động thu hút đầu tư, thông qua đó Đài Loan muốn định vị mình là một trung tâm công nghệ cao có khả năng ứng dụng những sáng tạo mới để làm tăng giá trị trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
Nhưng cũng lưu ý rằng, Việt Nam không chỉ phải tập trung ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, mà còn phải quan tâm đến “Khách Hàng” của mình nữa. Việc Tiếp Thị Hình Ảnh Việt Nam không chỉ có du lịch, mà còn phải tập trung vào giới thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Tôi cho rằng, có 3 nhóm khách hàng chính : du khách, thương nhân và các nhà đầu tư. Chương trình Tiếp Thị Hình ảnh Việt Nam phải tập trung vào các nhóm này.

Nếu luôn dự cảm, hiểu được sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và khách hàng của mình, Việt Nam sẽ có những định hướng tốt trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Tôi được biết Việt Nam đã chọn “ Việt Nam, Sự Quyến Rũ Tiềm Ẩn” là thông điệp cho chiến dịch quảng bá cho ngành du lịch. Xin chúc mừng các bạn ! Nhưng hãy định vị cho Việt Nam theo cách rất riêng dựa trên điều cốt lõi nhất, từ đó làm tất cả để hỗ trợ cho định vị đó bằng những cách thức cụ thể khác nhau. Chỉ có như thế, chương trình tiếp thị mới đạt được thắng lợi.
Cuối cùng, Tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn cho nổ lực Xây Dựng Hình Ảnh, Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam của chính phủ, các doanh nhân, nhà giáo dục, và dĩ nhiên là các nhà truyền thông. Xa hơn, Tôi rất vinh dự nếu được cùng tham gia trao đổi những định hướng cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam, như là một sự đóng góp cho đất nước tươi đẹp của các bạn.
Tôi mong ước chương trình mang lại ý nghĩa thiết thực và thành công, chân thành cảm ơn và chúc may mắn !
Trân trọng.
 Hermawan Katajaya

Comments are closed.

Mỗi Người Là 1 Sứ Giả !

X